Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Sử dụng điều hòa ở nhiệt độ bao nhiêu là tốt?

Nên để nhiệt độ điều hòa ở bao nhiêu là phù hợp?

Sử dụng điều hòa là điều cần thiết, nhưng không phải ai cũng biết sử dụng điều hòa ra sao mới tốt cho sức khỏe. Thường khi mua điều hòa, các bạn sẽ được các chuyên viên kỹ thuật tư vấn nên chọn loại nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng người hay diện tích, số lượng người trong phòng.

Ngồi trong phòng có hệ thống điều hòa ở 1 khoảng thời gian dài, sẽ gây ra cá triệu chứng như da khô, môi nứt nẻ, khô ráp ở mắt, hen suyễn và các bệnh thường gặp về hô hấp. Đối với một số người bị viêm xoang sẽ khó trị điều trị dứt điểm mà còn có thể trở thành mãn tính.

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trong văn phòng
Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trong văn phòng

Lời khuyên cho bạn:

Ví dụ như: Văn phòng hay công sở lượng người làm việc trong phòng lớn, máy móc trong phòng sinh ra nhiệt lượng lớn như màn hình máy tính, máy in,…nên cần có một loại hệ thống điều hòa không khí tương ứng với các điều kiện trên. Đối với phòng khác hay phòng ngủ trong nhà nên chọn các loại điều hòa vừa và nhỏ tránh lãng phí điện năng.

Theo thói quen của mọi người những ngày trời nắng nóng, oi bức thường để nhiệt độ mở máy điều hòa khoảng 15 – 18 độ C. Nhưng theo khuyến cáo của nhà sản xuất không lên để nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ ngoài trời chênh lệch nhau quá nhiều như vậy. Sẽ làm cho cơ thể không thích nghi kịp dẫn đến bị cảm lạnh hoặc say nắng do vừa đi ngoài trời nắng gắt vào.

Mọi người nên để nhiệt độ phòng chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời là 10 độ C, hay lên chỉnh nhiệt độ phòng trên mức 20 độ C là hợp lý nhất. Cần đặc biệt hơn là phòng có trẻ nhỏ lên để nhiệt độ chênh lệch ở mức 5 độ C để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp của trẻ.


Điểu chỉ nhiệt đồ phù hợp với trẻ nhỏ
Điểu chỉ nhiệt đồ phù hợp với trẻ nhỏ

Chú ý:


Tránh trường hợp đi ngoài trời nóng đổ nhiều mồ hôi, vào căn phòng có điều hòa lạnh. Một số người thể trạng yếu có thể bị các triệu chứng như sốt nhẹ, khô môi, cảm nhẹ, khô cổ họng. Nên ngồi nơi thoáng mát, có gió nhẹ thổi qua hoặc dùng quạt cho mồ hôi khô đi để giảm thân nhiệt xuống

Luôn vệ sinh điều hòa và bảo dưỡng điều hòa thường xuyên để giảm thiểu bụi bẩn, vi khuẩn phát sinh. Tránh lắp đặt điều đặt các vật dụng phát sinh nhiệt lượng lớn trong phòng có điều hòa như tủ lạnh, lò vi sóng, tivi, đèn chiếu sáng có công suất lớn…

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Làm sạch không khí nhờ ion âm trong điều hòa không khí



Chúng ta thường cảm thấy sảng khoái và thỏa mái mỗi khi đi du lịch tại những điều điểm thiên nhiên như: thác nước, rừng núi, bờ biển,…Chắc ít ai biết được chính nhờ ion âm có nhiều trong môi trường thiên nhiên, đã tạo ra bầu không khí trong lành đến như vậy.

1.  Tác dụng với môi trường sống

a.  Tác dụng lọc sạch bầu không khí:

Các chất gây ô nhiễm tồn tại trong không  khí như: khí gas R22 trong điều hòa, axit lưu huỳnh, nitrogen monoxide, carbon monoxide, khí ozon và các loại chất hữu cơ khác…được hình thành từ ion dương mang điện tích dương.

Những ion âm mang điện tích âm, nó như những thỏi nam châm hút và trung hòa các ion dương, làm kết tủa các chất gây ô nhiễm này, từ đó giúp duy trì bầu không khí trong lành, mát dịu.

Quy trình lọc bụi bẩn và bổ sung Ion âm cho căn phòng của bạn
Quy trình lọc bụi bẩn và bổ sung Ion âm từ điều hòa

b.  Loại bỏ các loại bụi siêu nhỏ và các chất rắn lơ lửng:

Các chất rắn lơ lửng trong không khí bị nhiễm điện tích dương, do đó nhờ các ion âm mà chúng sẽ trung hòa điện tích

Khi xung quanh các chất này có nhiều ion âm bám vào, nó sẽ trải qua quá trình phân cực hóa nguyên tử bên trong và bị nhiễm điện trở thành những ion âm.

Nếu căn phòng chứa đầy ion âm, trong khi tường và sàn nhà sẽ bị nhiễm điện tích dương. Ion âm tác dụng với các bụi bẩn trong không khí và bị tác động bởi lực hút của sàn nhà có điện tích dương nên sẽ bị rơi xuống sàn nhà.

Các chất rắn, bụi bẩn nhỏ lơ lửng trong không khí bị rơi xuống sàn nhà sẽ giúp cải thiện bầu không khí trong căn phòng, khi đó một cách đơn giản bạn chỉ bằng việc lau sạch nền nhà.

c.  Khử mùi:

Mùi khó chịu là các chất khí gas có đặc tính của H2S – thường thấy ở các mỏ lưu huỳnh và có mùi trứng thối. Các loại Mercaptan – là các hợp chất hydrocacbon (Hợp chất có tính acid của lưu huỳnh ) có mùi gas hay các loại amin…

Vòng tròn tuần hoàn quá trình lọc không khí của điều hòa
Vòng tròn tuần hoàn quá trình lọc không khí của điều hòa
Các chất này có nhiều thành phần hỗn hợp, tác động lên khứu giác con người gây ra cảm giác khó chịu. Nếu căn phòng có một lượng lớn ion âm thì những phân tử có mùi khó chịu này sẽ bị ion hóa thay đổi tính chất làm mất mùi khó chịu.

2.   Theo một số nghiêm cứu khoa học:

Nồng độ ion âm ở các môi trường tự nhiên như thác nước, rừng núi, bãi biển,...cao hơn so với căn phòng kín từ 200-500 lần.

Cơ quan Bảo Vệ Môi Sinh USA chỉ ra rằng không khí ở trong nhà bẩn hơn từ 3 – 10 lần so với ngoài trời vì chứa vô số những bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn nhỏ li ti từ đồ vải vóc, gỗ, thức ăn, lông động vật nuôi,...

Qua quá trình phát triển và nghiên cứu lâu rồi, ngay nay các nhà khoa đã ứng dụng thành công các hạt ion âm vào hệ thống điều hòa không khí. Giúp cải thiện bầu không khí trong căn nhà được trong lành, sạch sẽ hơn.

Trong hệthống điều hòa không khí ngày nay tích hợp nhưng công nghệ như:
  • Phin lọc thường: để loại bỏ bụi bẩn khô
  • Ion âm: để lọc bụi bẩn nhỏ, khói, khử mùi và diệt khuẩn
  • Ozone: để loại bỏ các khí độc hại, diệt khuẩn và khử mùi
  • Than hoạt tính: công dụng chỉ để khử mùi
  • Phin sinh học: loại bỏ nấm mốc và các vi khuẩn gây hại

3.   Tác dụng của ion âm tới sức khỏe con người:

a.   Tác lọc máu cho cơ thể:

Phần lớn bệnh tật của con người điều liên quan đến do máu bị nhiễm các loại chất độc hại đến cơ thể. Tác nhân gây ra các biến chứng như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não và còn vô số các chứng bệnh khác do cơ thể không bài tiết được các chất độc hại có trong máu ra ngoài.

 Qúa trình kiềm hóa trong máu làm sản sinh các chất Endorphin và Enkephalin. Các chất này làm tăng tỉ lệ ion âm hóa các chất Natri, Kali trong huyết tương, giúp lưu thông và loại bỏ các chất có hại giúp cơ thể giải tỏa mệt mỏi, phục hồi thể lực, làm lành các vết thương.

Phản ứng hóa học của Ion âm đối với các Ion dương
Phản ứng hóa học của Ion âm

b.   Tác dụng điều chỉnh hệ thần kinh

Trung bình lượng không khí mà hàng ngày con người hít thở được tiêu thụ 75% ở não. Não cần một lượng Oxy rất lớn đủ để cung cấp cho các tế bào não duy trì các chức năng.

Nếu ion âm được bổ sung vào cơ thể qua hút thở sẽ giúp tăng cường sự trao đổi khí Oxy, tăng cường hoạt động của beta Endorphin. Từ đó giúp điều chỉnh hệ thần kinh tự chủ có lợi cho cơ thể, làm cho chúng ta có được sự tâp trung, học tập, nghiên cứu và mọi hoạt động khác được cải thiện và tốt hơn

Ngoài ra, Ion âm còn cung cấp năng lượng cho tất cả các cơ quan của cơ thể, hệ thống thần kinh, máu, tế bào,...giúp tăng khả năng phục hồi các chức năng bị suy yếu.

c.   Tác dụng tái tạo tế bào

  • Qúa trình Ion âm hóa các kháng chất tạo ra nguồn năng lượng cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào.
  • Từ đó quá trình trao đổi chất diễn ra mau lẹ giúp các chất thải, độc tố được nhanh chóng bị loại trừ và đào thải và thay vào đó là các lớp tế bào mới kế cận phát triển khỏe hơn, chất lượng tốt hơn.
  • Tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể

  • Ion âm vào cơ thể làm tăng lượng Globunlin ( thành phần có trong huyết tương), giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống trọi lại các bệnh tật.
  • Ion âm còn có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn: Ion âm này vô hại với các tế bào trong cơ thể nhưng lại có khả năng phá hủy các chất ô nhiễm mang tính sinh học như một số loại nấm Bacterium...là những tế bào không nhân. Vì thành phần chính của các chất gây hại này là Carbon (C) sẽ phản ứng hóa học với các Ion âm Oxy (O2), tạo ra CO2 và nước
  • Tác dụng loại bỏ bớt sóng điện từ: Các tia tử ngoại, tia bức xạ phát ra từ các thiết bị điện, điên tử có chứa năng lượng rất lớn. Nó tác nhân hình thành các ion dương trong không khí tác động không tốt đến con người, làm tiêu hòa năng lượng của cơ thể dẫn đến sự mệt mỏi.
  • Ion âm sẽ có chức năng làm trùng hòa các ion dương này và giảm thiểu tác hại đến con người



Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

So sánh sự khác biệt giữa hai loại gas R22 và R410


Ở bài viết này chúng tôi xin phân tích cho các bạn hiểu rõ hơn về sự giống và khác nhau, ưu điễm cũng như nhược điểm của 2 loại gas nói trên. Để các bạn có thể đưa ra lựa chọn dùng loại gas nào phù hợp với từng thiết bị và sản phẩm của mình tránh nhầm lẫn.

I:  Phân biệt sự giống và khác nhau của R22 & R410

  1. Giống nhau:
  •  Hai loại gas điều có chức năng và đặc điểm hóa học tương tự nhau, nhưng R410 lại có độ bay hơi cao hơn so với R22.
  1. Khác nhau:
  • Việc loại gas R410 được phát minh và sử dụng rộng rãi như ngày nay, một phần do R22 có thể gây thủng tầng ozon. Theo nghị định thư Kyoto, các nước phát triển phải giảm thiểu các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính phá hủy tầng Ozon để bảo vệ môi trường. Do nhăm hạn chế, nhiều nước đã giảm thiểu cũng như dùng sản suất loại gas R22 này. 
  • Gas R410 có môi chất gồm hỗn hợp khí lỏng, với áp suất cao hơn loại gas R22. Các loại máy lạnh sử dụng R410 có hiệu năng hoạt động cao hơn so với R22. Hầu hết các hãng sản suất máy lạnh khi xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu EU,…đều chuyển sang dùng loại gas R410 dù giá thành của nó cao hơn so với R22.

II: Những ưu và nhược điểm của hai loại gas R410 & R22

  1. Ưu điếm của gas R410
  • Điểm khác biệt lớn của gas R410 là áp suất ngưng tụ và năng suất lạnh riêng thể tích của nó cao hơn loại gas R22 gấp 1,6 lần.
  • Điều này cho thấy các kỹ thuật và các dụng cụ để sử dụng loại gas này sẽ khác với R22. Dẫn đến kích thước máy nén của R410 sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với thế hệ máy nén dùng với R22
  • R410 sẽ cho độ lạnh tốt hơn, tiết kiệm điện năng hơn nếu được lắp đặt đúng kỹ thuật, vật liệu lắp đặt ống đồng đúng tiêu chuẩn khi thi công.
  • Khí gas R410 còn đặc biệt không gây ô nhiểm môi trường ảnh hưởng tới tầng Ôzon của chúng ta 

Hai loại gas sử dụng phổ biến hiện nay
Gas R22 và gas R410
  1. Nhược điểm của gas R410:
  • Ví dụ như: Trong trường hợp máy lạnh thiếu gas thì không thể nạp bổ sung gas mới như loại gas R22, mà phải xả hết lượng gas cũ đi, dùng máy hút chân không loại bỏ hoàn toàn gas cũ, lúc đó mới có thể bơm gas mới.
  • Trường hợp rò rỉ khí gas cũng tương tự như trên, vì khi rò rỉ thành phần trong gasR410 dễ bay hơi. Lượng gas còn lại sẽ bị trộn lẫn không khí bên ngoài sẽ không còn là loại Gas R410 ban đầu nữa.
  • Chi phí sạc thêm gas hay bơm gas khi mới lắp đặt rất cao, vì khi sạc gas còn thêm các thiết bị chuyên dụng mới có thể thực hiện được như máy hút chân không,…
  •  
  1. Ưu điểm của gas R22:
  • Dòng gas này có khả năng chịu dược tạp chất có lẫn trong không khí, không yêu cầu khắt khe cần có máy hút chân không.
  • Kỹ thuật viên lắp đặt phải có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nên việc lắp đặt dễ dàng hơn rất nhiều
  • Gas R22 có áp suất ngưng tụ và áp suất bay hơi của nó tương đối cao. Tính an toàn của nó được biết đến là không gây cháy, nổ cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
  • Đối với hệ thống máy lạnh dùng R22 nguy cơ tắc ẩm hay kết tủa thường ít xảy ra.Nó còn làm giảm chi phí lắp đặt và bảo dưỡng điều hòa định kỳ ít hơn so với R410.

  1. Nhược điểm của gas R410:9
  • Độ nhớt của nó lớn, tính lưu động sẽ kém đi nên bắt buộc các đường ống, của van sử dụng để lắp đặt phải lớn.
  • Dầu có thể bám lại trên bề mặt dàn bay hơi, dẫn đến máy nén bị thiếu dầu, đó người ta tránh không dùng R22 ở nhiệt độ từ - 20 oC => - 40 oC môi chất không thể hòa tan dầu
  • Tuy không độc hại đến cơ thể nhưng ở nồng độ quá cao có thể gây ngạt thở do thiếu oxi trong không khí. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng rất lên đến môi trường, gây ra hiện tượng thủng tầng Ozon lên thế giới đang hạn chế sử dụng và sẽ cấm hoàn toàn đến hết năm 2040.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Vệ sinh điều hòa không khí tại nhà


Điều hòakhông khí của bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn khi các thiết bị bay hơi, dàn ngưng tụ hay các cánh quạt ở dàn nóng được vệ sinh thường xuyên. Tránh bụi bẩn lâu ngày tích tụ, làm ảnh hưởng đến thiết bị. Bạn có thể tự mình vệ sinh các thiết bị vừa tiết kiệm tiền vừa đảm bảo sản phẩm bền hơn đem lại cho bạn và gia đình một không khí trong lành nhất từ sản phẩm.

Một số lý do cần vệ sinh hệ thống điều hòa không khí tại nhà:
  • Đối với tất cả thiết bị điện lạnh sau một thời gian sử dụng, chúng ta không tránh được những hư hỏng và tổn hao (hao mòn) nhất định. Do vậy cần làm vệ sinh điều hòa để hoạt động tốt
  • Dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa sẽ bị bám bụi sau 1 thời gian sử dụng, khiến cho máy lạnh hoạt động yếu và không ổn định như: tỏa lạnh kém, thời gian lạnh lâu, tốn điện năng.
  • Ngoài ra sự bám bụi ở dàn lạnh sẽ làm cho vi khuẩn dễ phát sinh, dẫn đến không khí trong phòng bạn không trong lành, gây ra nhiều căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,…
Dịch vụ bảo dưỡng điều hòa
Bảo trì, bảo dưỡng máy điều hòa


Việc thường xuyên vệ sinh điều hòa mang lại gì?

  • Đem lại cho bạn bầu không khí sạch, trong lành và phòng tránh được các bệnh về đường hô hấp.
  • Vệ sinh máy lạnh thường xuyên, giúp kéo dài tuổi thọ của máy.
  • Kịp thời phát hiện sớm những hư hỏng có thể xảy ra để tiến hành sửa điều hòa không khí
  • Giúp máy hoạt động tốt, ổn định, và tiết kiệm điện năng.
  • Tránh được các sự cố, rủi ro về điện: hở mạch, chập điện,…
Dưới đây là bài viết của mình hưỡng dẫn cách làm vệ sinh máy lạnh. Chú ý: nếu các bạn có vài thiết bị chuyên dụng sẽ vệ sinh máy lạnh một các dễ dàng và hiểu quả hơn so với làm thủ công đấy:

Các thiết bị và dụng cụ cần chuẩn bị trước khi tiến hành vệ sinh:
 
1.      Bơm tăng áp:
Máy bơm nước với áp suất cao, dùng để xịt rửa loại bỏ bụi bẩn ra khỏi các khe kim loại trên dàn nóng và dàn lạnh
2.      Máng tôn hay võng hứng bụi bẩn và nước bẩn:
Yêu cầu máng tôn hoặc võng vải nilon chiều dài tương đương hoặc bằng kích thước của dàn lạnh. Có thể treo cố định vào dàn lạnh để hứng hết nước bẩn cũng như bụi rơi ra.

Máng tôn hứng bụi bẩn và bo mạch điều hòa được che chắn kín bằng nilon
3.      Tuốc-nơ-vít, kìm mỏ nhọn:
Dùng để tháo các ốc, vít trên dàn lạnh hay dàn nóng

4.      Nguồn cung cấp nước:
Để cung cấp nước cho máy bơm tăng áp phụt rửa bụi bẩn trước khi cọ rửa thật kỹ bằng các chất tẩy rửa.
5.      Giẻ sạch hoặc túi nilon:
Dùng bọc kín các bảng mạch điện của dàn lạnh tránh nước bắn vào gây hỏng hóc, chập mạch
6.      Các chất tẩy rửa cần thiết:
Lau chùi lớp vỏ nhựa dàn lạnh, các tấm chắn ở dàn nóng khi phụt rửa bằng nước không thể sạch hoàn toàn.

Quy trình:

1.      Ngắt điện hệ thống điều hòa, dùng tuốc-nơ-vít tháo các ốc bắt trên phần vỏ nhựa của dàn lạnh,  rồi tháo tiếp các tấm lọc bụi ra khỏi dàn lạnh
2.      Dùng giẻ khô hoặc tùi nilon che kín phần bo mạch trên dàn lạnh, để tránh các tia nước từ máy bơm bắn vào làm ảnh hưởng đến bo mạch
3.      Dùng bơm tăng áp xịt nước thẳng vào các khe kim loại chứa bụi bẩn trên dàn lạnh, với dàn nóng các bạn có thể tháo tấm chắn ngoài ra để có thể làm sạch các cánh quạt bên trong.

Làm sạch bụi bẩn ở các tấm lọc không khí
Dùng vòi nước xịt thẳng vào các màng lọc bụi
4.      Vỏ nhựa dàn lạnh, các tấm lọc bụi bẩn ta dùng chất tẩy rựa nhẹ để làm sạch
5.      Sau khi hoàn tất các công việc làm sạch các bộ phận của hệ thống dàn lạnh và dàn nóng. Ta tiến hành lắp lại mọi thứ như cũ
6.      Bật máy lạnh và kiểm tra xem máy có hoạt động ổn định như trước không.