Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Vệ sinh điều hòa không khí tại nhà


Điều hòakhông khí của bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn khi các thiết bị bay hơi, dàn ngưng tụ hay các cánh quạt ở dàn nóng được vệ sinh thường xuyên. Tránh bụi bẩn lâu ngày tích tụ, làm ảnh hưởng đến thiết bị. Bạn có thể tự mình vệ sinh các thiết bị vừa tiết kiệm tiền vừa đảm bảo sản phẩm bền hơn đem lại cho bạn và gia đình một không khí trong lành nhất từ sản phẩm.

Một số lý do cần vệ sinh hệ thống điều hòa không khí tại nhà:
  • Đối với tất cả thiết bị điện lạnh sau một thời gian sử dụng, chúng ta không tránh được những hư hỏng và tổn hao (hao mòn) nhất định. Do vậy cần làm vệ sinh điều hòa để hoạt động tốt
  • Dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa sẽ bị bám bụi sau 1 thời gian sử dụng, khiến cho máy lạnh hoạt động yếu và không ổn định như: tỏa lạnh kém, thời gian lạnh lâu, tốn điện năng.
  • Ngoài ra sự bám bụi ở dàn lạnh sẽ làm cho vi khuẩn dễ phát sinh, dẫn đến không khí trong phòng bạn không trong lành, gây ra nhiều căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,…
Dịch vụ bảo dưỡng điều hòa
Bảo trì, bảo dưỡng máy điều hòa


Việc thường xuyên vệ sinh điều hòa mang lại gì?

  • Đem lại cho bạn bầu không khí sạch, trong lành và phòng tránh được các bệnh về đường hô hấp.
  • Vệ sinh máy lạnh thường xuyên, giúp kéo dài tuổi thọ của máy.
  • Kịp thời phát hiện sớm những hư hỏng có thể xảy ra để tiến hành sửa điều hòa không khí
  • Giúp máy hoạt động tốt, ổn định, và tiết kiệm điện năng.
  • Tránh được các sự cố, rủi ro về điện: hở mạch, chập điện,…
Dưới đây là bài viết của mình hưỡng dẫn cách làm vệ sinh máy lạnh. Chú ý: nếu các bạn có vài thiết bị chuyên dụng sẽ vệ sinh máy lạnh một các dễ dàng và hiểu quả hơn so với làm thủ công đấy:

Các thiết bị và dụng cụ cần chuẩn bị trước khi tiến hành vệ sinh:
 
1.      Bơm tăng áp:
Máy bơm nước với áp suất cao, dùng để xịt rửa loại bỏ bụi bẩn ra khỏi các khe kim loại trên dàn nóng và dàn lạnh
2.      Máng tôn hay võng hứng bụi bẩn và nước bẩn:
Yêu cầu máng tôn hoặc võng vải nilon chiều dài tương đương hoặc bằng kích thước của dàn lạnh. Có thể treo cố định vào dàn lạnh để hứng hết nước bẩn cũng như bụi rơi ra.

Máng tôn hứng bụi bẩn và bo mạch điều hòa được che chắn kín bằng nilon
3.      Tuốc-nơ-vít, kìm mỏ nhọn:
Dùng để tháo các ốc, vít trên dàn lạnh hay dàn nóng

4.      Nguồn cung cấp nước:
Để cung cấp nước cho máy bơm tăng áp phụt rửa bụi bẩn trước khi cọ rửa thật kỹ bằng các chất tẩy rửa.
5.      Giẻ sạch hoặc túi nilon:
Dùng bọc kín các bảng mạch điện của dàn lạnh tránh nước bắn vào gây hỏng hóc, chập mạch
6.      Các chất tẩy rửa cần thiết:
Lau chùi lớp vỏ nhựa dàn lạnh, các tấm chắn ở dàn nóng khi phụt rửa bằng nước không thể sạch hoàn toàn.

Quy trình:

1.      Ngắt điện hệ thống điều hòa, dùng tuốc-nơ-vít tháo các ốc bắt trên phần vỏ nhựa của dàn lạnh,  rồi tháo tiếp các tấm lọc bụi ra khỏi dàn lạnh
2.      Dùng giẻ khô hoặc tùi nilon che kín phần bo mạch trên dàn lạnh, để tránh các tia nước từ máy bơm bắn vào làm ảnh hưởng đến bo mạch
3.      Dùng bơm tăng áp xịt nước thẳng vào các khe kim loại chứa bụi bẩn trên dàn lạnh, với dàn nóng các bạn có thể tháo tấm chắn ngoài ra để có thể làm sạch các cánh quạt bên trong.

Làm sạch bụi bẩn ở các tấm lọc không khí
Dùng vòi nước xịt thẳng vào các màng lọc bụi
4.      Vỏ nhựa dàn lạnh, các tấm lọc bụi bẩn ta dùng chất tẩy rựa nhẹ để làm sạch
5.      Sau khi hoàn tất các công việc làm sạch các bộ phận của hệ thống dàn lạnh và dàn nóng. Ta tiến hành lắp lại mọi thứ như cũ
6.      Bật máy lạnh và kiểm tra xem máy có hoạt động ổn định như trước không.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét